1. Ngành Logistics là gì?
Logistic là quá trình lập kế hoạch và thực hiện việc vận chuyển và lưu trữ hàng hóa một cách hiệu quả từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ. Mục tiêu của Logistics là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời, hiệu quả về chi phí.
Ban đầu, logistic được hiểu là hậu cần và quá trình này đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển quân nhân, thiết bị và hàng hóa. Ngày nay, thuật ngữ này đã được sử dụng phổ biến hơn trong bối cảnh vận chuyển hàng hóa thương mại trong chuỗi cung ứng.
Tóm lại, Logistics chính là dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người dùng. Học ngành Logistics tại các trường nghề sẽ được đào tạo bài bản những kiến thức về nền tảng (lý thuyết) và ví dụ về tình huống, bài tập thực hành trong thực tế về toàn bộ những nội dung liên quan đến giao, nhận quốc tế, hải quan, chi phí logistics, hãng tàu, kho bãi hàng hóa,…
Có nhiều công ty về logistic, chuyên cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ và các ngành công nghiệp khác có nhu cầu vận chuyển hàng hóa lớn.
Một số sở hữu toàn bộ cơ sở hạ tầng, từ máy bay phản lực đến xe tải, nhà kho và phần mềm, trong khi những doanh nghiệp khác chỉ chuyên về một hai bộ phận. FedEx, UPS và DHL là nhà cung cấp dịch vụ logistic nổi tiếng trên thế giới, còn tại Việt Nam, VietnamPost là một cái tên hàng đầu.
2. Ngành Logistics học gì?
Đối với các trường dạy các ngành về Logistics theo hướng chuyên môn hóa, chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, học viên được học chuyên sâu về cách vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ của hàng hóa với nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường biển.
Đồng thời, ngành này cũng được học những kiến thức marketing quốc tế, quản trị chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi, các phương thức vận tải một cách tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.
Cụ thể hơn, về kiến thức chuyên ngành, sinh viên được biết chuyên sâu về kinh tế logistics, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức, nghiệp vụ tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức (kết hợp các phương thức vận tải như đường biển và hàng không, đường biển và đường sắt,…)
Về kỹ năng chuyên môn sinh viên có thể tham gia lập kế hoạch, tổ chức, điều hành dịch vụ vận tải đa phương thức. Thực hành nghiệp vụ giao nhận vận tải đa phương thức. Có khả năng phân tích luồng hàng, xác định nhu cầu khách hàng, quy hoạch trung tâm phân phối và quản trị quy trình phân phối từ trung tâm đến khách hàng.
Có thể lập kế hoạch và tổ chức công tác đóng gói, kho bãi, xếp dỡ, giao nhận, vận tải và cung ứng; thực hành nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp; lập và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hiệu quả của hoạt động logistics và vận tải đa phương thức, tham mưu kế hoạch logistics chiến lược; thiết kế mạng lưới logistics; xây dựng quy trình khai thác, phát triển và quản trị chuỗi cung ứng.
3. Cơ hội việc làm của ngành Logistics
Logistic là một mắt xích của quá trình quản lý chuỗi cung ứng (Supple chain management). Mặc dù hai khái niệm này thường hay gây nhầm lẫn nhưng trên thực tế chúng lại khá khác biệt.
Logistic chủ yếu tập trung vào quá trình vận chuyển hàng hóa trong khi quản lý chuỗi cung ứng bao gồm cả những việc như khảo sát thị trường, đưa ra chiến lược bán,…
Với chức năng của mình logistic có thể chia thành 3 mảng chính: kho bãi, giao nhận, vận chuyển. Cụ thể hơn đó là:
- Dịch vụ lưu trữ hàng hóa và cho thuê kho bãi
- Dịch vụ dỡ hàng hóa, bốc xếp từ xe container hoặc tàu biển…
- Đại lý vận tải, chuyên phụ trách việc làm thủ tục hải quan, lập kế hoạch bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa.
- Dịch vụ vận tải đường biển, đường hàng không, đường thủy nội địa, đường sắt, đường ống, đường bộ,…
- Các dịch vụ bổ trợ khác như lưu kho hàng hóa, quản lý thông tin vận chuyển lưu kho, xử lý những vấn đề như hàng lỗi, hàng quá hạn sử dụng, hàng tồn kho,…
- Những dịch vụ liên quan khác như bưu chính, kiểm tra phân tích kỹ thuật, thương mại buôn bán,…
Một học viên chuyên ngành Logistics sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp mở ra, đặc biệt là trong thời đại hội nhập hiện nay.
Ở các công ty Logistics có nhiều vị trí công việc khác nhau để các bạn theo đuổi, để biết rõ hơn về những vị trí công việc chính trong công ty Logistics.
Có thể thấy, ngành logistic đang phát triển vô cùng đa dạng vì vậy các bạn sinh viên ngành logistic có thể lựa chọn làm việc cho nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau. Các vị trí công việc phổ biến của ngành logistic có thể kể đến như dịch vụ khách hàng, cung ứng vật tư, kế toán, marketing, khai thác, kế hoạch,…
Với một sinh viên chuyên ngành Logistics hoặc những bạn sinh viên tham gia các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thì sẽ có cơ hội làm việc như thế nào? Những thách thức và tiềm năng của ngành Logistics?
Sau khi ra trường tốt nghiệp ngành Logistics, sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung,… Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khách hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán,…
Theo thống kế sơ bộ, hiện nay ở TP. HCM có khoảng 800 – 900 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trong tổng số khoảng hơn 1500 doanh nghiệp trên cả nước (Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận logistics đã làm cho nguồn nhân lực cho ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng.
Trong khi đó, hiện nay, ngành logistic đóng góp khoảng 21% GDP cả nước, một con số đáng kinh ngạc bởi những lợi nhuận của ngành logistics mang lại cho nền kinh tế đất nước. Trong tương lai, chắc chắn ngành logistics sẽ còn phát triển hơn nữa và cơ hội nghề nghiệp của sinh viên logistics sẽ ngày càng rộng mở.
4. Lộ trình học logistics hiệu quả
Để định hướng rõ hơn cho những ai theo học ngành logistics, SGI gợi ý cho bạn lộ trình học logistics một cách hiệu quả gồm những nội dung dưới đây:
- Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu logistics
- Các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu logistics
- Incoterms 2010, cập nhật điểm mới Incoterm 2020
- Hợp đồng ngoại thương
- Các phương thức thanh toán quốc tế (T/T, D/A. D/P, L/C)
- Kiến thức chung về vận tải biển
- Container và phương thức gửi hàng bằng container
- Quy trình handle một lô hàng xuất đường biển của công ty Logistics
- Các chứng từ liên quan lô hàng xuất đường biển (Booking, B/L)
- Quy trình handle một lô hàng nhập đường biển của công ty logistics
- Các chứng từ liên quan lô hàng nhập đường biển (MNF, AN, DO)
- Kiến thức chung về vận tải hàng không
- Quy trình handle một lô hàng xuất đường hàng không của công ty logistics
- Các chứng từ liên quan lô hàng xuất đường hàng không (Booking, AWB)
- Quy trình handle một lô hàng nhập đường hàng không của công ty logistics
- Các chứng từ liên quan lô hàng nhập đường hàng không (AN, DO)
- Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu
- Thủ tục hải quan điện tử
- Tờ khai hải quan loại hình xuất kinh doanh, nhập kinh doanh
- Kiến thức cơ bản về kho hàng (Warehousing)
- Các nguyên tắc tổ chức và quản lý kho hàng
- Các nghiệp vụ quản lý kho (xuất nhập hàng, bảo quản, kiểm kê)
- Distribution Center và các loại kho đặc biệt khác
5. Học ngành Logistic cần những tố chất nào?
- Năng động, nhạy bén và tư duy logic tốt
- Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc
- Giỏi ngoại ngữ, tin học
- Kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm
- Có tố chất quản lý và có kỹ năng giao tiếp
- Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục, trình bày vấn đề
6. Đặc điểm nổi bật ngành Logistics
Trong quá trình học tập tại trường Trung cấp Quốc tế Sài Gòn, học viên sẽ có nhiều cơ hội thực hành, thực tập để nâng cao kỹ năng làm việc thực tế tại các cảng biển, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thậm chí ngay từ năm nhất, bạn sẽ có thể tham gia trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp là đối tác của trường Trung cấp Quốc tế Sài Gòn. Dựa trên cơ sở là chương trình học đề cao tính ứng dụng thực hành, nhà trường tự tin cam kết đảm bảo 100% cơ hội việc làm cho học viên ngay từ khi học viên vẫn còn ngồi học tại giảng đường.
Môi trường học tập hiện đại với hệ thống cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ và chất lượng phục vụ nhu cầu dạy và học.
Bên cạnh các kiến thức chuyên môn trên giảng đường, nhà trường luôn quan tâm đến việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên. Với việc tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ của nhà trường, sinh viên được trải nghiệm các hoạt động đa dạng, gắn liền với sở trường, sở thích của bản thân, mở rộng cơ hội giao tiếp và nâng cao các kiến thức chuyên môn thông qua cộng đồng sinh viên.
Liên hệ nhà trường để được tư vấn và cung cấp thêm các thông tin khác:
TRƯỜNG TRUNG CẤP QUỐC TẾ SÀI GÒN
Trụ sở chính: 41 An Nhơn, phường 17, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Phân hiệu An Giang: 295 Hàm Nghi, phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
Email: sgicollege.hcm@gmail.com
Facbook: https://www.facebook.com/sgicollege.hcm
Hotline: 0911 253 000 – (0286) 686 6226