Ngành Công nghệ Thông tin hiện vẫn đang là một ngành hot và nằm trong top những nhóm ngành tiềm năng. Với xu thế hội nhập cùng tốc độ tăng trưởng vượt bậc về công nghệ, nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho ngành CNTT ngày càng lớn. Vì thế, việc nắm bắt chính xác, cụ thể những thông tin về ngành là điều rất quan trọng. Đó được xem là một lợi thế lớn trong bước đầu tiếp cận ngành học. Cùng Trường Trung cấp Quốc tế Sài Gòn điểm qua những điều thú vị cần lưu ý xung quanh ngành học này.
1. Những điều cơ bản bạn cần biết về ngành Công nghệ thông tin
- Theo khái niệm cách hiểu thời cũ, ngành Công nghệ thông tin được xem là ngành chỉ sử dụng máy tính để làm việc. Đồng thời qua việc sử dụng máy tính đưa ra các giải pháp quản lý, thực hiện truyền tải các thông tin đến độc giả, khách hàng, người dùng,… Biểu hiện cụ thể những thông tin đó là qua việc tạo ra và phát triển các phần mềm ứng dụng, cũng như truy xuất dữ liệu,…
- Tuy nhiên, khác rất nhiều so với những mô tả trước đó, ngành Công nghệ thông tin hiện tại đã trở thành một ngành công nghệ phát triển nhanh nhất thế giới. Nhiều sản phẩm công nghệ ra đời là minh chứng cho sự lột xác của ngành Công nghệ thông tin như: Các thiết bị di động thông minh, laptop, tivi,…
Nếu hiểu theo tên gọi thuật ngữ quốc tế thì “Computer Science” – Khoa học máy tính là tên gọi mô tả đầy đủ và chính xác nhất. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, chúng ta vẫn hay gọi là “Công nghệ thông tin”.
2. Theo đuổi ngành Công nghệ Thông tin – Bạn cần có gì?
Mỗi ngành nghề đều có những điểm nổi bật, đặc điểm riêng. Điều đó làm nên đặc thù của ngành. Và để tiến xa, bạn cần quan tâm đến việc khai thác các tố chất; rèn luyện những kỹ năng cần thiết để thích ứng phù hợp với ngành học.
Am hiểu chuyên môn là một chuyện thiết yếu. Tuy nhiên, những yếu tố về kỹ năng, tiềm năng phát triển mới là thứ quyết định bạn có thể thành công và phát triển lâu dài với ngành được hay không.
Sự đam mê
Có thể nói, sự đam mê là tính chất quan trọng mà bạn cần có khi bắt đầu theo đuổi ngành CNTT.
Những câu hỏi sau sẽ giúp bạn giải đáp liệu trong bạn có đang đam mê muốn theo đuổi ngành này:
- Bạn có hứng thú muốn biết ngành học Công nghệ thông tin là gì không? Tại sao các ứng dụng trang web bạn sử dụng có giao diện tuyệt đẹp vậy? Những tính năng thông minh này sẽ được lập trình như thế nào? Liệu bạn có từng đặt ra những câu hỏi như vậy trong suy nghĩ của chính bạn chưa?
- Bạn có yêu thích việc tự mình sẽ tạo ra những sản phẩm công nghệ? Hay trực tiếp tham gia vào quá trình đưa ra các giải pháp hay chưa?
Nếu đáp án của bạn là “có” tức bạn thật sự có sự đam mê với ngành học này. Đam mê không cần xuất phát từ những thứ lớn lao. Nó đơn giản được hình thành từ sự tò mò, thích khám phá cái mới. Hơn thế nữa, khi bạn yêu thích và khao khát thực hiện, chính đam mê trong bạn sẽ được hun đúc và nuôi dưỡng từng ngày.
Hãy nhớ rằng, sự đam mê chỉ thật sự hình thành khi bạn có sự trải nghiệm. Vì thế, đừng ngần ngại tạo ra cho bản thân mình những cơ hội thử sức. Các trang web học lập trình có thể là nguồn dữ liệu để bạn kiểm tra xem bản thân có phù hợp với ngành học hay không.
Các kỹ năng về công nghệ và tư duy lập trình
Để xem xét mức độ phù hợp thì kỹ năng IT là thước đo chuẩn nhất. Tuy nhiên, nếu kỹ năng của bạn chưa hoàn thiện, đừng lo lắng vì bạn có thể rèn luyện nó theo thời gian.
Kỹ năng IT chính là vũ khí đắc lực giúp bạn phát huy tối đa năng lực chuyên môn của mình. Dù có hay chưa có kỹ năng, bạn vẫn phải trau đồi các kỹ năng về IT.
- Những kỹ năng IT bạn phải cần quan tâm bao gồm tìm kiếm, tra cứu thông tin; hiểu biết từ cơ bản đến nâng cao các phần mềm thông dụng (Word, Excel, Powerpoint,…), hiệu chỉnh, quản lý thông tin dữ liệu,… Rất nhiều kỹ năng IT để bạn trau dồi. Bạn cần tìm hiểu sâu hơn về chuyên ngành học để sàng lọc những kỹ năng cần thiết cũng như kỹ năng bổ trợ để bản thân hoàn thiện hơn.
- Bên cạnh các kỹ năng, bạn cần quan tâm đến tư duy lập trình.
Tư duy lập trình tức là cách mà cá nhân đưa ra những định hướng giải quyết vấn đề một cách có trật tự logic. Nói một cách khác, bạn cần có tư duy khoa học, hệ thống các vấn đề một cách cơ bản trước khi tiếp xúc với thế giới IT.
Khả năng ngoại ngữ
Ngoại ngữ là yếu tố rất quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh trạnh. Thực tế cho thấy, chính sự phát triển về mặt bằng chung tri thức đã khiến cho việc tiếp cận tư duy có nhiều thay đổi. Tiếng Anh không còn là một ngoại ngữ cần có mà nó là yếu tố bắt buộc phải có. Dù vậy, việc trau dồi tiếng Anh vẫn là mối quan tâm hàng đầu.
Ví dụ thực tế:
Nếu bạn đang cạnh tranh với nhiều ứng viên cùng 1 vị trí, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc về năng lực ngoại ngữ để lựa chọn. Việc sở hữu ngoại ngữ tốt giúp bạn dễ dàng trúng tuyển hơn.
Ngoại ngữ thật sự quan trọng và bạn cần dành thời gian để đầu tư cho nó. Trau dồi ngoại ngữ là cách bạn đang tự tạo cho bản thân những cơ hội nghề nghiệp cũng như sự thăng tiến lâu dài trên hành trình nghề nghiệp của mình.
3. Những đặc thù nổi bật của ngành Công nghệ Thông tin
Đòi hỏi tính tự học cao
Đây là một đặc điểm quan trọng. Nó cũng chính là yếu tố chi phối đến khả năng phát triển nghề nghiệp của bạn.
- Kiến thức từ bài giảng chỉ chiếm 10% dù bạn phải trải qua ít nhất 2 năm đèn sách. 90% còn lại là do khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, trải nghiệm. Bạn có thể trau dồi nhiều kiến thức từ các khóa học online; các chuỗi hội thảo, chương trình đào tạo, sự kiện, hoạt động ngoại khóa. Tham gia những chương trình với nhiều cách tổ chức truyền tải nội dung kiến thức khác nhau sẽ giúp bạn có vốn hiểu biết sâu sắc hơn về kiến thức đa ngành.
- Tự học giúp bạn tự vạch ra những chiến lược cụ thể. Và chỉ có những ai có sự đam mê lớn với ngành học, mới có sự quyết tâm lớn như vậy. Nếu sở hữu chuyên môn tốt, việc tự học sẽ thúc đẩy bạn phát triển nhanh hơn đến mức không ngờ.
Lương cao nhưng không thể tránh những áp lực
Môi trường làm việc của ngành CNTT rất đa dạng và là ngành đòi hỏi nhiều chuyên môn, kinh nghiệm. Chính vì vậy, mà hầu như chế độ lương của ngành cũng cao hơn so với các nhóm ngành trong thị trường.
Thế nhưng, để có mức lương cao, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, áp lực bủa vây. Đừng bao giờ chạy theo định hướng của ngôn luận báo chí. Bạn nên hiểu rằng, cái gì cũng có cái giá của nó. Ngành CNTT không chỉ đơn giản như những mô tả. Sự phóng đại bởi những hào nhoáng chỉ là bề nổi bên ngoài mà thôi. Chỉ đến khi có cơ hội tự trải nghiệm, bạn mới có thể biết được những góc khuất khác nhau của ngành CNTT.
Những áp lực ấy có thể tác động xấu đến sức khỏe. Bạn nên biết rằng, theo thống kê từ thực tế, tuổi thọ trung bình của nghề CNTT không cao. Do đó, nếu bạn thật sự yêu thích ngành học, bạn hãy quan tâm đến vấn đề sức khỏe của mình. Chạy deadline khiến bạn phải OT liên tục dẫn đến stress về tâm lý. Cuộc đua nghề nghiệp không hề dễ dàng như bạn nghĩ. Và nó chỉ phù hợp với những người chịu được áp lực công việc cao.
4. Những thắc mắc thực tế cần quan tâm
Định hướng học tập theo hướng nào, cơ hội việc làm sẽ cao hơn?
CNTT luôn là một ngành hot và có nhiều “đất” để bạn làm việc. Mấu chốt là kiến thức, kỹ năng của bạn có đáp ứng được vị trí bạn yêu thích hay không?
Hãy tự trau dồi và vạch ra các định hướng cụ thể. Khi đó, bạn sẽ biết được bạn thiếu gì, cần bổ sung thêm điều gì để bản thân phù hợp với công việc. Hãy nhớ rằng nền tảng là gốc rễ của nhiều kiến thức. Một số kiến thức nền tảng bạn có thể lưu tâm đó là: tư duy lập trình, lập trình hướng đối tượng, cấu trúc dữ liệu & giải thuật,…
5. Chương trình đào tạo tại trường
Sinh viên sẽ được nhà trường trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để nâng cao tay nghề nhằm phát triển khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì các phần cứng của máy tính cũng như nghiên cứu và phát triển các ứng dụng phần mềm. Ngoài ra cũng được trang bị kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin mạng, một trong những lĩnh vực quan trọng được quan tâm hàng đầu.
6. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể phụ trách các công việc sau:
- Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT, chủ yếu trong lĩnh vực dữ liệu không gian và thời gian (địa lý, tài nguyên, môi trường, viễn thám,…). Tập trung vào những ứng dụng về GIS trên thiết bị di động và trao đổi dữ liệu với máy chủ.
- Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát, phân tích và phát triển các ứng dụng Công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp.
- Kỹ sư chuyên khai thác dữ liệu và thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp trong vấn đề phân tích định lượng, nâng cao hiệu suất kinh doanh và đưa ra quyết định.
- Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lĩnh vực truyền thông xã hội và công nghệ web, một trong những lĩnh vực nóng của Công nghệ thông tin.
TRƯỜNG TRUNG CẤP QUỐC TẾ SÀI GÒN
Trụ sở chính: Số 31 – 33 Đường Số 18, Phường 8, Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh
Phân hiệu An Giang: 295 Hàm Nghi, phường Bình Khánh, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang
Email: sgicollege.hcm@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/sgicollege.hcm
Website: https://sgicollege.edu.vn
Hotline: 085 895 522 – 0589 23 24 25